Cách chống thấm ngược trần nhà không phải ai cũng biết mặc dù thấm dột trần nhà là một trong những tình trạng khá phổ biến ở các công trình xây dựng hiện nay. Khi gặp phải tình trạng này, căn nhà của bạn sẽ kém bền hơn và gây ra một số bất tiện nhất định. Chống thấm Vinatek chia sẻ đến bạn cách chống thấm ngược cho trần nhà qua nội dung bài viết dưới đây.
1. Nguyên nhân gây thấm dột trần nhà
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến trần nhà bị thấm dột, phổ biến nhất là một số nguyên nhân sau đây:
- Do kỹ thuật chống thấm làm trước đó chưa được tốt. Từ đó, sân thượng lâu ngày bị đọng nước sẽ làm cho nước thấm qua các vết rạn nứt trên trần nhà. Sau một thời gian ngắn, nước ngấm xuống trần nhà.
- Thời tiết không thuận lợi như nóng ẩm hoặc mưa nhiều cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho công trình dễ bị thấm dột trần nhà.
- Do kết cấu ngoại lực hoặc kết cấu của trần nhà không được chắc chắn, từ đó dẫn đến trần bị nứt. Khi có nước đọng vào vết nứt sẽ gây ra hiện tượng ngấm trần.
- Trong quá trình thi công, thợ thi công có tay nghề kém, không đảm bảo đúng phương pháp và kỹ thuật.
- Trong một số trường hợp, trần nhà bị thấm dột còn do thợ đã bỏ qua khâu chống thấm ngược cho trần nhà. Từ đó làm cho nhà bị ngấm nước và thấm vào mặt trong.
2. Dấu hiệu cần xử lý chống thấm ngược trần nhà?
Khi nhà bị thấm ngược trần sẽ khiến cho ngôi nhà bị mất đi vẻ thẩm mỹ và gây ra sự bất tiện cho các thành viên trong gia đình.
Do đó, cần có xử lý chống thấm ngược kịp thời để tránh gây ảnh hưởng nặng. Nếu có một số dấu hiệu sau đây, bạn cần nhanh chóng tìm cách chống thấm ngược cho trần nhà:
- Khi tường bị thấm do nước lọt vào giữa 2 khe giáp nhau: Hiện nay, hầu hết các công trình nhà ở đều có lợp tôn ở trên. Tuy nhiên, khi mưa to, nước vẫn có thể chảy vào. Nếu nhà chưa được trát thì hậu quả còn nghiêm trọng hơn. Vì vậy, chủ nhà cần tiền hành chống thấm trần nhà từ bên trong.
- Khi phát hiện ra bể bơi hoặc bể chứa nước bị thấm do mạch nước bên ngoài.
- Tường xây đã cũ hoặc có những vết rạn ở phía bên ngoài tường.
- Nhà có nguy cơ bị thấm do nước của nhà bên cạnh.
3. Các cách chống thấm ngược trần nhà hiệu quả nhất
Khi trần nhà bị thấm dột, bạn có thể xử lý bằng 3 cách hiệu quả sau đây:
3.1. Cách chống thấm ngược cho trần nhà bằng sika
Sika có ưu điểm là không thấm nước, khả năng bám dính cao, giá thành tương đối rẻ. Chính vì vậy, nó được rất nhiều người sử dụng để chống thấm trần nhà vệ sinh hoặc các phòng khác trong nhà. Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị Sika Latex để thi công và một số máy móc, dụng cụ thi công như: khoan, búa băm, búa đục, bay trát vữa, chổi,…
Bước 2: Vệ sinh cẩn thận và sạch sẽ khu vực cần thi công, bao gồm:
- Băm đục các lớp vữa, xi măng và bê tông bám thừa trên bề mặt.
- Đối với các khe nứt, cần xử lý cho đến khi gặp phần bê tông rắn chắc.
- Các bề mặt cần phải vệ sinh sạch sẽ.
Bước 3: Tiến hành thi công theo trình tự như sau:
- Quét lớp lót sơn sika lên trên vị trí cần chống thấm. Sau đó, chờ trong khoảng 2 đến 3 tiếng để sơn khô.
- Quét lớp Sika chống thấm lên bề mặt. Nen quét trung bình 2-3 lớp để đảm bảo chất lượng. Mỗi lần quét cần chờ từ 3 đến 4 giờ để bề mặt được khô.
Bước 4: Kiểm tra
Sau khi đã thực hiện xong tất cả các bước trên, bạn dùng nước để kiểm tra xem trần có bị thấm nữa không. Nếu có, cần tiến hành gia cố lại ngay.
==>> CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Cách chống thấm wc bằng sika #Hiệu quả #Nhanh chóng
3.2. Xử lý chống thấm ngược trần nhà vệ sinh bằng màng dán bitum
Bitum có khả năng kết dính cao và khả năng chống nước lên đến 98%. Vì vậy, nó được sử dụng nhiều để chống thấm ngược cho trần nhà. Cách làm như sau:
- Bước 1: Vệ sinh bề mặt thi công sạch sẽ.
- Bước 2: Dùng lớp lót Primer tạo dính bằng Bitum dạng lỏng để quét lên toàn bộ bề mặt cần thi công. Sau đó, chờ khoảng 6 giờ để lớp lót khô hết.
- Bước 3: Sau khi lớp màng lót khô, bạn trải các tấm màng bitum lên bề mặt. Tiếp đến, dùng đèn khò để khò lên các tấm màng này. Khi khò, cần chú ý phân bổ nguồn nhiệt đều và tránh có bọt khí ở trong màng.
- Bước 4: Sau khi lớp màng khô, bạn ngâm nước trong 1 ngày để kiểm tra trần nhà còn thấm dột không.
3.3. Sử dụng bằng keo chống thấm
Đây là phương pháp chống thấm ngược với trần nhà giá rẻ được rất nhiều người áp dụng. Cách thực hiện như sau:
- Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ, cẩn thận bề mặt cần thi công và chuẩn bị các vật liệu để thi công.
- Bước 2: Bơm keo chống thấm, sau đó gắn vòi bơm keo vào các vị trí đã đục trên trần nhà và tiến hành bắn keo chống thấm ngược cho trần nhà.
- Bước 3: Kiểm tra lại mặt bằng xem đã đạt yêu cầu chưa.
Chống thấm cho trần nhà
Trên đây là một số cách chống thấm ngược trần nhà mà Chống Thấm Vinatek muốn chia sẻ đến bạn. Nếu căn nhà của bạn đang ở gặp phải tình trạng thấm dột trần nhà, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn chi tiết thêm về dịch vụ chống thấm ngược cho trần nhà.
THAM KHẢO THÊM:
[Kinh Nghiệm] Cách chống thấm cho tường nhà cũ hiệu quả và đơn giản nhất
[HƯỚNG DẪN] Chống thấm mái nhà bê tông đạt hiệu quả cao nhất