Khe co giãn hiện nay có vai trò rất quan trọng trong các công trình có quy mô vừa và lớn. Tuy nhiên, việc xử lý chống thấm cho khe co giãn lại khá phức tạp. Nếu không phải là người có kinh nghiệm, bạn sẽ rất khó để có thể thực hiện việc chống thấm khe co giãn một cách hiệu quả. Vậy Chống thấm khe co giãn là gì? Vì sao phải xử lý chống thấm khe co giãn? Cách chống thấm khe co giãn phổ biến hiện nay là gì? Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết qua nội dung bài viết dưới đây.
1. Khe co giãn là gì?
Khe co giãn hay còn được nhiều người quen gọi là khe lún hoặc khe nứt. Đây chính là khoảng trống kết cấu của dầm và là khoảng hở hẹp cắt dọc công trình từ phần móng đến mái nhà để chia công trình thành hai khối riêng biệt.
Hiện nay, các công trình thường sử dụng một số loại khe co giãn phổ biến sau đây:
- Khe co giãn nhiệt
- Khe kháng chấn
- Khe lún
Tất cả các loại khe co giãn trên đều được bố trí trong trường hợp kích thước mặt bằng lớn vượt quá tiêu chuẩn cho phép đối với xây dựng và an toàn công trình. Thông thường, các loại khe co giãn, khe kháng chấn và khe lún sẽ được bố trí trùng nhau trong hạng mục công trình.
2. Vì sao cần xử lý chống thấm khe co giãn?
Như đã nói ở trên, hầu hết các công trình vừa và lớn hiện nay đều cần sử dụng khe co giãn, khe lún để đảm bảo an toàn và ngăn ngừa tình trạng sụt lún trong quá trình sử dụng. Thế nhưng, sau một thời gian dài sử dụng, nếu không dùng biện pháp chống thấm khe co giãn, công trình có thể sẽ gặp phải một số tình trạng sau đây:
- Bị thấm nước dễ dàng và có thể lan rộng một cách nhanh chóng do kết cấu đặc biệt của khe co giãn là khe hở hoàn toàn.
- Trong quá trình sinh hoạt, sử dụng lâu dài có thể gặp phải một số vấn đề rắc rối.
- Các vết nứt xuất hiện ở các vị trí khác nhau dẫn đến công trình bị mất mỹ quan.
- Làm tốn kém thời gian và chi phí để khắc phục những vết nứt này.
- Ảnh hưởng đến tuổi thọ của công trình.
Với những lý do như trên, việc chống thấm khe co giãn là điều vô cùng cần thiết đối với các công trình.
>>XEM THÊM<<<
Một số phương pháp chống thấm tầng hầm nhà cao tầng phổ biến nhất hiện nay
3. 4 cách chống thấm khe co giãn là gì?
Trong trường hợp cần xử lý chống thấm cho khe co giãn, bạn có thể áp dụng một số cách phổ biến sau đây:
3.1. Sử dụng tôn 3 ly ở mạch dừng
Đây là một trong những phương pháp chống thấm khe co giãn đã được sử dụng từ cách đây rất lâu. Trước đây, người ta sẽ dùng lá hợp kim để chặn nước. Sau này, những lá hợp kim đã được thay thế bằng tôn 3 ly. Tuy nhiên, phương pháp này thực sự không đạt được hiệu quả như kỳ vọng. Ngược lại, tấm lá tồn này còn dễ bị han gỉ hoặc ăn mòn nhanh do những tác động từ môi trường.
3.2. Băng cản nước
Sử dụng băng cản nước để chống thấm khe co giãn là phương pháp được sử dụng rất nhiều ngày nay. Với phương pháp chống thấm này, các dải Waterstop PVC hay sợi dừng nước Waterstop bentonite sẽ được sử dụng để chống thấm trước khi đổ bê tông.
Một số ưu điểm của việc chống thấm khe co giãn bằng băng cản nước:
- Băng cản nước có trọng lượng nhẹ, cuộn mềm dẻo nên thuận lợi trong quá trình thi công.
- Có khả năng bám dính tốt trên bề mặt bê tông ống nhựa hoặc ống thép.
- Đem lại hiệu quả chống thấm cao.
Bên cạnh những ưu điểm, băng cản nước cũng còn một số hạn chế sau đây:
- Cần thiết phải tiến hành thi công trong điều kiện khô ráo.
- Sau khi thi công, cần phải đợi từ 3 – 5 ngày mới có thể sử dụng được vì nếu không, tính năng trương nở sẽ bị suy giảm do tiếp xúc với độ ẩm.
3.3. Tưới xi măng hòa với nước lên mạch dừng trước khi đổ bê tông
Phương pháp tưới xi măng hòa với nước lên mạch dừng trước khi đổ bê tông được rất nhiều các nhà thầu nghiệp dư hiện nay thực hiện. Tuy nhiên, hiệu quả chống thấm mà cách này đem lại không thực sự cao.
3.4. Sử dụng vật liệu kết nối
Trên thị trường hiện nay có bán rất nhiều vật liệu kết nối dạng keo như: polymer, epoxy,… Đây là những vật liệu có khả năng liên kết bê tông cũ mới, sửa chữa bê tông hoặc xử lý các dạng mạch ngừng có thể tiếp xúc trực tiếp. Bên cạnh đó, có một số vật liệu còn có thể liên kết bê tông với ống thép hoặc ống nhựa xuyên sàn. Nhờ đó, ngăn chặn việc chảy nước lưng ống được hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, vật liệu kết nối lại không thể sử dụng cho mạch ngầm. Vì vậy, đối với những công trình có mạch ngầm, bạn cần cân nhắc để lựa chọn phương pháp chống thấm khe co giãn sao cho phù hợp và hiệu quả nhất.
4. Quy trình biện pháp thi công khe co giãn
Quy trình biện pháp thi công khe co giãn bao gồm 3 bước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt và đổ vữa
- Tiến hành đục lớp vữa trạt bám dính trên bề mặt khe co giãn, sau đó vệ sinh bề mặt khe sạch sẽ.
- Tiếp đến, bạn sử dụng máy để thổi sạch bụi bám trên bề mặt.
- Cuối cùng, be ván khuôn đổ vữa không co ngót ở hai bên khe co giãn, mỗi bên cao từ 2 – 3cm và rộng khoảng 10cm.
Bước 2: Thực hiện việc bơm bọt hoặc thanh xốp chèn khe và trám keo
- Kiểm tra về mặt thi công lại một lần nữa rồi tiến hành dùng keo bọt Foam bơm hoặc xốp để chèn dọc theo khe.
- Sau khi keo bọt khô, bạn thực hiện trám keo Sika Flex dọc theo khe co giãn để đảm bảo keo được miết kín mạch.
Bước 3: Thi công lớp Leafseal WP610
- Quét lớp 1 Leafseal WP610, rộng 30cm lên bề mặt khe co giãn.
- Sau khi quét lớp 1 được 4 – 6 giờ, tiếp tục tiến hành lớp lưới gia cố Polyester bản rộng 30cm và phủ lớp 2 Leafseal WP610. Lưu ý cần đảm bảo đủ độ dày từ 1.5-2mm.
- Chờ cho lớp 2 khô và tiến hành thử nước 2 ngày. Nếu thấy đã đảm bảo thì tiếp tục thi công các bước hoàn thiện tiếp theo.
5. Những điều lưu ý trong quá trình thi công
Trong quá trình thi công chống thấm khe co giãn, bạn cần lưu ý một số điều sau đây:
- Cần thiết phải đảm bảo vệ sinh bề mặt thi công thật khô và sạch. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả thi công.
- Chú ý thực hiện các công đoạn từ trám keo đến phủ phải thật cẩn thận, đảm bảo được độ kín và độ dày theo đúng yêu cầu.
- Đối với những công trình có mức độ chuyển vị cao, bạn nên cân nhắc để lựa chọn vật liệu sao cho phù hợp với độ giãn và kháng UV.
- Trong trường hợp chống thấm khe tiếp giáp giữa hai nhà, bạn nên chống thấm cả khe tường để hạn chế tình trạng nước chảy dọc theo vào nhà.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến việc chống thấm khe co giãn mà Chống thấm Vinatek đã tổng hợp được. Có thể thấy rằng, mỗi cách chống thấm khe co giãn đều có những đặc điểm riêng của nó. Tùy thuộc và quy mô và nhu cầu của mỗi công trình, bạn có thể lựa chọn phương pháp chống thấm khe co giãn phù hợp nhất. Hy vọng nội dung bài viết sẽ hữu ích với bạn.