Phương pháp chống thấm lỗ thoát sàn hiệu quả trong công trình xây dựng

Chống thấm lỗ thoát sàn là một trong những công việc rất quan trọng trong mỗi công trình xây dựng. Tuy nhiên, không phải ai cũng thực sự chú trọng đến việc này. Vậy lỗ thoát sàn là gì? Vì sao phải thực hiện chống thấm lỗ thoát sàn? Phương pháp chống thấm lỗ thoát sàn nào hiệu quả nhất hiện nay? Mời bạn theo dõi nội dung bài viết dưới đây để biết thêm thông tin.

1. Lỗ thoát sàn là gì?

Lỗ thoát sàn hay còn gọi là phễu thoát sàn hoặc ga thoát sàn. Đây chính là thiết bị được gắn trực tiếp vào một đầu của miệng ống thoát nước và mặt sàn bê tông. Mục đích của nó là để thoát nước sử dụng trong quá trình sinh hoạt, tắm giặt hoặc thoát nước mưa trên sân thượng để không bị ứ đọng, đồng thời giữ lại các chất cặn bẩn để chúng không trôi xuống ống và làm tắc ống nước. Bên cạnh đó, một số sản phẩm lỗ thoát sàn còn có thể chống côn trùng và ngăn chặn mùi hôi.

2. Vì sao cần phải thực hiện chống thấm lỗ thoát sàn

Như đã nói ở trên, lỗ thoát sàn là để giúp thoát nước trong quá trình sinh hoạt. Vì vậy, trong phòng tắm của gia đình nào cũng có lỗ thoát sàn. Thế nhưng, sau một thời gian sử dụng những lỗ thoát sàn này thường bị thấm dột làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và độ bền của công trình. Vì vậy, chống thấm lỗ thoát sàn được coi là giải pháp tốt nhất để hạn chế tình trạng này.

Vì sao cần phải thực hiện chống thấm lỗ thoát sàn
Vì sao cần phải thực hiện chống thấm lỗ thoát sàn

3. Các loại lỗ thoát sàn phổ biến

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại lỗ thoát sàn khác nhau. Mỗi loại sẽ có kiểu dáng và mẫu mã khác nhau. Dưới đây là một số loại lỗ thoát sàn đang được sử dụng nhiều nhất hiện nay: 

3.1. Lỗ thoát sàn thông thường

Đây là loại lỗ thoát sàn được sử dụng nhiều nhất trong các nhà tắm hiện nay. Loại lỗ thoát sàn này được thiết kế theo dạng hình tròn, nắp dẹt và các lỗ thoát nước hình cánh quạt. Ưu điểm của nó là được sản xuất từ chất liệu inox, có kích thước vừa phải nên giá thành rẻ và công năng thoát nước nhanh chóng, thích hợp để sử dụng trong các nhà tắm, nhà vệ sinh và sân thượng.

3.2. Lỗ thoát sàn ngăn mùi hôi

Như tên gọi của nó, lỗ thoát sàn ngăn mùi hôi ngoài chức năng chính là thoát nước còn có tác dụng ngăn chặn mùi hôi bốc lên từ đường ống. Nhờ vậy, nhà tắm, nhà vệ sinh sẽ luôn được sạch sẽ và thoáng khí, giúp đảm bảo vệ sinh cho công trình nhà ở

Hiện nay, loại lỗ thoát sàn ngăn mùi hôi có hai loại chính, bao gồm:

  • Nắp giữ nước: Phương thức hoạt động của loại này là giữ lại một phần nước để ngăn mùi.
  • Nắp đậy lò xo: Loại này khi sử dụng nước sẽ được xả xuống tạo áp lực để đẩy nắp lò xo ra, từ đó nước có thể dễ dàng thoát xuống ống thoát. Khi không có nước xả, lò xo này sẽ tự động thu lại để ngăn chặn mùi hôi và các loại côn trùng. Nắp đậy lò xo được làm từ chất liệu nhựa hoặc đồng, có độ bền cao và bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng trong một thời gian dài.

3.3. Lỗ thoát sàn kiểu dài

Loại lỗ thoát sàn kiểu dài thường được sử dụng để lắp đặt trong các không gian rộng lớn và sử dụng liên tục như: khách sạn, nhà hàng hay các công trình công cộng,…

Đặc điểm của loại lỗ thoát sàn này là nó được thiết kế theo hình chữ nhật và có kích thước khá lớn. Nhờ vậy, việc thoát nước xuống ống sẽ được nhanh chóng và hiệu quả hơn những loại lỗ thoát sàn thông thường.

3.4. Lỗ thoát sàn góc

Khác với ba loại lỗ thoát sàn trên, lỗ thoát sàn góc được thiết kế rất tinh xảo và đẹp mắt. Nó thường có hình tam giác và được lắp đặt ở vị trí góc của nhà tắm. Với loại lỗ thoát sàn này, bạn vừa có thể tiết kiệm được diện tích, đồng thời vẫn đảm bảo được việc thoát nước cho công trình một cách hiệu quả.

Lỗ thoát sàn góc chủ yếu được sử dụng trong những không gian phòng tắm có diện tích nhỏ. Vì vậy, nếu không gian rộng lớn, bạn không nên sử dụng loại lỗ thoát sàn này.

4. Cách chống thấm lỗ thoát sàn

>>>RẤT HAY<<<

Nhà mới xây bị nứt tường PHẢI LÀM SAO?

Có thể thấy rằng, việc chống thấm lỗ thoát sàn có vai trò vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, trong thực tế không nhiều người thực sự quan tâm đến vấn đề này. Điều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình thoát nước trên mặt sàn nhà tắm, vệ sinh. Để hạn chế những hậu quả này, bạn nhất thiết phải tiến hành chống thấm lỗ thoát sàn. Cách thực hiện như sau:

Cách chống thấm lỗ thoát sàn
Cách chống thấm lỗ thoát sàn

4.1. Chuẩn bị trước khi thi công

Việc chuẩn bị trước khi thi công rất quan trọng. Nếu chuẩn bị tốt, quá trình thi công chống thấm lỗ thoát sàn sẽ được nhanh chóng và thuận lợi hơn rất nhiều. Cụ thể, bạn cần thực hiện các công việc sau:

  • Tiến hành tháo dỡ và dọn dẹp các chướng ngại vật trên bề mặt để trả lại cho mặt sàn sự thông thoáng.
  • Dọn sạch các mảnh vỡ của bê tông bị rơi trong quá trình dọn dẹp. Tuyệt đối không tô vữa xi măng che phủ trước khi thực hiện thi công chống thấm hoặc sử dụng nước trộn xi măng để quét hồ dầu xi măng.

4.2. Chuẩn bị bề mặt chống thấm

Sau khi đã hoàn tất việc chuẩn bị trước thi công, bạn cần chuẩn bị bề mặt chống thấm. Bên cạnh đó, cần lắp đặt hoàn thiện các đường ống thoát nước hoặc hộp kỹ thuật. Đối với hộp kỹ thuật trong nhà vệ sinh và tường bao thì cần được xây, trát vữa xi măng với độ cao tối thiểu là 30cm. Việc này sẽ giúp gia cố chống thấm đồng bộ với sàn bê tông.

Quá trình chuẩn bị bề mặt chống thấm bao gồm các công việc sau:

  • Chuẩn bị một số dụng cụ để làm lộ bề mặt kết cấu bê tông như: búa đục, mũi đục nhọn,…
  • Kiểm tra và đục mở miệng các đường nứt dài lớn hay xuyên sàn theo rãnh có độ sông 2cm và rộng từ 1 – 2cm. Chú ý đục sạch các dăm gỗ và tạp chất còn sót trên bề mặt bê tông, nhất là những góc chân tường bao với sàn bê tông.
  • Tại vị trí xung quanh miệng lỗ thoát sàn, bạn đục rãnh rộng từ 2 – 3cm, lắp đặt sản phẩm dừng nước thanh trương nở và gia cố bằng vữa đổ bù không co ngót Sikagrout.

4.3. Quy trình thi công chống thấm lỗ thoát sàn

Thi công chống thấm lỗ thoát sàn tưởng đơn giản nhưng thực ra vô cùng phức tạp và đòi hỏi người thi công phải hết sức thận trọng. Nếu không, sẽ rất khó để có thể xử lý triệt để được sự cố. Quy trình thi công chống thấm lỗ thoát sàn như sau:

  • Bước 1: Sử dụng máy đục hoặc máy khoan để đục bỏ những phần bê tông thửa, đồng thời tạo rãnh quanh vị trí lỗ thoát sàn.
  • Bước 2: Dùng máy thổi bụi để vệ sinh sạch sẽ khu vực ống và bê tông.
  • Bước 3: Dùng thanh cao su trương nở để cuốn quanh các khu vực điểm nối và cổ lỗ thoát sàn.
  • Bước 4: Rót vữa tự chảy không co ngót Sikagrout 214-11 để trám kín các rãnh và lỗ đã đục từ trước.
  • Bước 5: Sử dụng thêm các sản phẩm bịt kín khe tiếp giáp nếu cần thiết.    

5. Một số lưu ý để thi công chống thấm hiệu quả

Khi thực hiện chống thấm lỗ thoát sàn, bạn cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Nên sử dụng những vật liệu chống thấm tốt để có thể đạt được hiệu quả chống thấm cao nhất.
  • Khi tiến hành chống thấm lỗ thoát sàn, cần phải thực hiện đúng quy trình và cẩn thận để việc chống thấm hiệu quả và bền.
  • Cần tiến hành theo dõi và nghiệm thu trước khi đưa công trình vào sử dụng.
  • Để đảm bảo chất lượng chống thấm tốt nhất, bạn nên nhờ đến sự trợ giúp của những đội ngũ thi công giàu kinh nghiệm.

Trên đây là một số thông tin về chống thấm lỗ thoát sàn. Hy vọng qua nội dung bài viết trên, bạn đã hiểu được tầm quan trọng của việc chống thấm lỗ thoát sàn và nắm được quy trình chống thấm để đem lại hiệu quả cao nhất. Nếu có vấn đề gì còn vướng mắc hoặc cần trợ giúp, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp chi tiết hơn.

Nguồn: Chống thấm Vinatek

5/5 - (3 bình chọn)
Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo