Một số loại vữa chống thấm trong xây dựng công trình bạn nên biết

Chống thấm là một trong những công đoạn rất quan trọng khi xây dựng các công trình, đặc biệt là các công trình nhà ở. Tuy nhiên, có nhiều người vẫn thực sự chưa hiểu rõ hết được tầm quan trọng của vữa chống thấm. Vậy ứng dụng của vữa chống thấm trong xây dựng công trình là gì? Có những loại vữa chống thấm nào phổ biến nhất hiện nay? Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết qua nội dung bài viết dưới đây.

1. Ứng dụng của vữa chống thấm trong xây dựng công trình

1.1. Cấu tạo của vữa chống thấm

Vữa chống thấm được biết đến là một trong những vật liệu có khả năng chống thấm vượt trội so với các phương pháp chống thấm truyền thống trước đây.

Hiện nay, vữa chống thấm tồn tại chủ yếu ở 3 dạng, đó là: dạng hồ vữa, dạng keo lỏng và dạng bột. Thành phần cấu tạo chính của nó bao gồm: nhôm clorua, kẽm sunfat, silicat sô đa,… Hỗn hợp thành phần này có thể phản ứng với hydroxide canxi được giải phóng từ sự thủy hóa xi măng, từ đó tạo nên một thành phần có tính xi măng để chèn lấp vào những lỗ trống, lỗ hổng trên bề mặt bê tông. Nhờ vậy, vữa chống thấm có khả năng ngăn chặn hiện tượng nước len lỏi và thấm sâu vào kết cấu bê tông.

>>XEM THÊM<<<

Mặt khác, chất liệu vữa chống thấm còn có tác dụng làm giảm mức độ truyền dẫn hơi nước và hơi ẩm sinh ra trong bê tông, đồng thời chúng cũng làm tăng liên kết của bê tông. Chính vì vậy, nó được coi là sản phẩm chống thấm tối ưu nhất hiện nay và được các nhà thầu xây dựng lựa chọn sử dụng ngay từ giai đoạn đầu xây dựng.

1.2. Ưu điểm, ứng dụng của vữa chống thấm

Với đặc điểm cấu tạo như trên, vữa chống thống có rất nhiều ưu điểm và được ứng dụng nhiều trong xây dựng. Cụ thể như sau:

Ưu điểm của vữa chống thấm:

  • Dễ dàng kết hợp cùng với các vật liệu xây dựng khác mà không hề làm ảnh hưởng đến chất lượng của công trình.
  • Có khả năng chống thấm vượt trội, độ bám dính cao và hạn chế được sự co ngót của hồ vữa xi măng.
  • Vữa chống thấm cũng có độ mài mòn và tính đàn hồi cao nên nó dễ dàng có thể ngăn chặn được sự hình thành các vết nứt ở trên bề mặt bê tông, từ đó hạn chế được tình trạng thấm dột vào nhà.
  • Hoàn toàn an toàn và thân thiện với môi trường nên bạn có thể yên tâm sử dụng trong công trình xây dựng của mình.

Ứng dụng của vữa chống thấm:

  • Được sử dụng để chống thấm tường nhà
  • Dùng để chống thấm bể nước
  • Có khả năng chống thấm tầng hầm
  • Chống thấm ban công, sân thượng hiệu quả
  • Có tác dụng trám vết nứt tường
  • Dùng để chống thấm nhà vệ sinh
Ứng dụng của vữa chống thấm
Ứng dụng của vữa chống thấm

2. Các loại vữa chống thấm bạn nên biết

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều các loại vữa chống thấm khác nhau. Mỗi loại đều có những đặc điểm và ưu điểm riêng. Trong đó, phổ biến nhất là 6 loại vữa chống thấm sau đây:

2.1. Vữa chống thấm sika

Đây là một trong những vật liệu chống thấm rất quen thuộc trong các công trình xây dựng. Trong loại vữa chống thấm sika, có hai loại được nhiều người biết đến nhất, đó là:

  • Sika Waterproofing Mortar: Loại vữa chống thấm này có gốc xi măng và hoạt chất chống thấm. Nó có khả năng chống lại sự thẩm thấu của nước hoặc những nơi có áp suất dòng chảy thấp. Giá thành của Sika Waterproofing Mortar tương đối rẻ, chỉ dao động ở mức khoảng 94.000đ/gói 5kg (chưa bao gồm VAT).
  • SikaTop Seal 107: Loại sản phẩm này gồm có 2 thành phần là Can 5 lít và Bao 20kg. Khi sử dụng, bạn chỉ cần trộn đều các thành phần này với nhau rồi gia công lên bề mặt cần chống thấm bằng máy phun công nghiệp chuyên dụng. Giá Sikatop Seal 107 khoảng: 775.000đ/bộ 25kg (chưa bao gồm VAT)

2.2. Vữa chống thấm Sotin

Đây là một loại vữa khô trộn sẵn một thành phần, rất dễ sử dụng và có khả năng chống thấm các công trình rất hiệu quả mà không hề tốn kém nhiều chi phí.

Với vữa chống thấm Sotin, bạn có thể sử dụng trong nhiều hạng mục công trình khác nhau như: xây tường, trát tường, cán nền, ốp – lát,…

Hiện loại vật liệu chống thấm Sotin có giá thành khoảng 240.000/bao 25kg (chưa bao gồm VAT).

2.3. Vữa chống thấm Mortar R CCP

Mortar R được biết đến là loại vữa sửa chữa bao gồm hai thành phần là:

  • Thành phần A có dạng bột màu xám được tổng hợp từ xi măng và phụ gia đặc biệt.
  •  Thành phần B có dạng lỏng màu trắng sữa, được tổng hợp từ polyme đa tính năng.

Với Mortar R, bạn có thể ứng dụng như sau:

  • Sửa chữa kết cấu bê tông bị rỗng hoặc bong tróc bề mặt hay hư hỏng do ăn mòn.
  • Sử dụng để sửa chữa các bề mặt bê tông nhằm tăng khả năng chống thấm và chống lại sự ăn mòn, kháng hóa chất, kháng dầu và chất thải.

2.4. Vữa chống thấm Mapei

Loại vữa chống thấm này có khả năng đàn hồi tốt nên được sử dụng nhiều trong việc bảo vệ và chống thấm cho các bề mặt bê tông, ban công hoặc bể bơi.

Vữa chống thấm Mapei được ứng dụng để:

  • Thi công trực tiếp trên bề mặt ẩm.
  • Dùng để tạo lớp màng có khả năng đàn hồi cao nhằm bảo vệ và chống thấm hiệu quả cho kết cấu bê tông.
  • Sử dụng để bịt kín các vết nứt dù là rất nhỏ trên bề mặt thi công.

Giá Mapei hiện nay dao động ở mức khoảng: 835.000/bộ 20kg (chưa bao gồm VAT).

2.5. Vữa chống thấm Mova Lastic 115

Mova Lastic 115 ( A+B) là một loại vữa chống thấm gốc xi măng gồm 2 thành phần được thi công lên bề mặt vữa và bê tông để ngăn sự thấm nước.

Các ứng dụng:

  • Được dùng để chống thấm bể nước hoặc chống thấm nhà vệ sinh.
  • Chống thấm tầng hầm.
  • Chống thấm sân thượng, ban công.
  • Sử dụng chống thấm cầu, tường chắn.

2.6. Vữa chống thấm Lanko

Đây là sản phẩm vữa chống thấm được sản xuất tại Thái Lan, là loại vữa chịu nước đông kết cực nhanh chỉ trong vòng 30 – 60 giây. Loại vữa này có khả năng chặn nước rò rỉ tức thì và giúp bảo vệ lâu dài.

Hiện nay, vữa chống thấm Lanko thường được sử dụng nhiều để chống thấm sàn mái, ban công, sàn vệ sinh, sàn tầng hầm, bãi để xe,…

Các loại vữa chống thấm
Các loại vữa chống thấm

3. Hướng dẫn thi công bằng vữa chống thấm

Để thi công bằng vữa chống thấm, bạn có thể thực hiện theo các bước sau đây:

– Bước 1: Trộn vữa chống thấm

Tùy vào từng loại vữa chống thấm mà bạn sử dụng, bạn có thể đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để chuẩn bị dụng cụ trộn và tiến hành trộn theo tỷ lệ khuyến cáo.

– Bước 2: Tiến hành thi công

  • Bạn có thể sử dụng bay để chống thấm thủ công đối với công trình nhỏ hoặc dùng máy phun vữa nếu thi công công trình lớn. Vữa đã trộn cần nhanh chóng sử dụng trong thời gian 3 giờ.
  • Nếu bề mặt thi công quá khô, bạn cần tưới nước trước khi trát.
  • Nên xoa nhẵn bằng bàn xoa thép sau khi đã hoàn tất việc trát.

– Bước 3: Bảo trì

  • Chỉ nên trộn với lượng nước trong khoảng 16 – 20%, không nên trộn vữa quá khô hoặc quá ướt.
  • Đối với các vị trí đặc biệt như: vị trí tiếp giáp với bê tông cũ hoặc bề mặt tường hút nước quá mạnh thì cần tăng cường thêm lưới thủy tinh giữa lớp vữa.
  • Nếu thời tiết thi công quá nóng, cần phun nước bảo dưỡng hàng ngày trong thời gian 7 ngày.

Như vậy, chúng tôi vừa chia sẻ đến bạn một số thông tin liên quan đến các loại vữa chống thấm phổ biến nhất hiện nay. Hy vọng nội dung bài viết sẽ hữu ích với bạn. Nếu cần biết chi tiết thêm điều gì, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp bạn nhé!

Nguồn: https://chongthamvinatek.com.vn/

5/5 - (3 bình chọn)
Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo