Chống thấm dột nhà ở là một trong những công việc quan trọng trong thi công, xây dựng nhà cửa. Hiện nay có rất nhiều phương pháp chống thấm nổi bật hơn cả là chống thấm bằng Bitum với nhiều ưu điểm vượt trội. Vậy Bitum chống thấm là gì? Các loại màng chống thấm bitum như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết qua nội dung bài viết dưới đây.
1. Bitum chống thấm là gì?
Bitum là một loại vật liệu có màu đen ở dạng lỏng và khá nhớt, là hỗn hợp của asphaltenes, hidrocacbon thơm và hidrocacbon no. Thoạt nhìn chúng tương tự với nhựa đường nhưng lại có những đặc tính, tính chất khác nhau. Bitum được sử dụng phổ biến với công dụng chống thấm với khả năng bám dính và chống nước cực tốt, chính vì vậy Bitum là một trong những thành phần không thể thiếu trong các loại màng, keo hay sơn chống thấm đang được bán trên thị trường hiện nay.
2. Các dạng bitum chống thấm
BItum là một loại vật liệu sử dụng để chống thấm rất phổ biến và thông dụng hiện nay. Tùy theo nhu cầu và tình trạng thực tế của công trình cần chống thấm mà lựa chọn các dạng bitum cho phù hợp. Chúng gồm 3 dạng cụ thể là dạng lỏng, màng chống thấm và keo chống thấm.
2.1. Bitum chống thấm dạng lỏng
Bitum lỏng với thành phần chính là bitum và polymer được sử dụng để phủ trên bề mặt cần chống thấm. Chúng có khả năng lấp đầy các lỗ li ti, cản trở nước ngấm theo mạch vữa đi vào tường. Đặc biệt một trong những ưu điểm của Bitum dạng lỏng là có thể phù hợp chống thấm nhiều chất liệu khác nhau từ bê tông, xi măng, kim loại,….
Sản phẩm Bitum chống thấm dạng lỏng là sự kết hợp giữa 2 thành phần chính đó là Bitum và polymer. Hiện nay, Bitum chống thấm dạng lỏng lại được chia ra làm 2 loại chính là sơn lót Bitum và Bitum dạng nhũ tương. Các sản phẩm chống thấm bitum dạng lỏng có rất nhiều ưu điểm như:
- Dễ thi công hơn các dạng khác có thể sử dụng chổi hoặc thiết bị phun chuyên dụng.
- Có khả năng bám dính tốt trên nhiều bề mặt khác nhau.
- Có khả năng chống nước tuyệt đối.
- Có tính đàn hồi nên không lo tình trạng bị gãy, nứt sau thi công.
>>XEM THÊM<<<
Chống thấm khe co giãn là gì? Hiệu quả chống thấm như thế nào?
2.2. Màng chống thấm bitum
Ngoài sử dụng bitum dạng lỏng thì màng chống thấm bitum cũng được nhiều người lựa chọn dùng cho các công trình lớn với bề mặt rộng. Màng chống thấm có nhiều ưu điểm vượt trội chống thấm tuyệt đối, độ bền cao. Bên cạnh đó màng chống thấm sẽ khó thi công hơn đòi hỏi người thực hiện phải có kỹ thuật tốt do phải sử dụng máy khò.
2.3. Keo chống thấm bitum
Keo chống thấm có 2 dạng là dạng lỏng và băng keo tùy thuộc vào từng công trình thực tế để lựa chọn sao cho phù hợp nhất. Người dùng hoàn toàn có thể yên tâm bởi keo này có thể kết dính trên nhiều bề mặt khác nhau với giá thành rẻ nên được ưa chuộng.
3. Một số loại màng chống thấm Bitum phổ biến hiện nay
3.1. Màng chống thấm bitum khò nóng Lemax
Màng khò nóng Lemax với nhiều ưu điểm về khả năng kháng nước, kháng hóa chất cực tốt, chính vì vậy được sử dụng nhiều trong các công trình xây dựng lớn và ở những điều kiện môi trường không thuận lợi. Đặc biệt màng chống thấm khò nóng còn được sử dụng chống thấm, dò nước trong các bể có nhiều mạch ngầm an toàn và hiệu quả.
3.2. Màng chống thấm bitum tự dính Lemax
Màng tự dính Lemax có độ kết dính tốt đảm bảo được tính chống thấm tuyệt đối cho các công trình cần thi công. Đặc biệt với tính tiện lợi, độ an toàn cao nên loại màng này luôn được nhiều người tin tưởng và sử dụng.
3.3. Màng chống thấm bitum Breiglas
Loại màng chống thấm này được sản xuất từ nhựa Polyme BPP với các sản phẩm từ hợp chất Bitum. Với tính đàn hồi, độ kết dính cao và khả năng chống nước tuyệt đối chúng được ứng dụng trên nhiều mặt bằng, chất liệu khác nhau.
3.4. Màng chống thấm Bitumode
Điểm ưu việt của màng chống thấm Bitumode có khả năng chống thấm hoàn hảo trong mọi điều kiện môi trường và nhiệt độ thấp nhất là – 2 độ C. Ngoài ra loại màng này cũng dễ dàng thi công mang lại sự tiện lợi và sự linh hoạt cho người sử dụng.
3.5. Màng chống thấm bitum tự dính Pluvitec
Màng chống thấm này là dạng lỏng sử dụng để pha với nước và chống thấm trên các bề mặt. Với đặc tính bám dính tốt, có khả năng lấp đầy và che phủ các vết nứt, mạch ngầm và an toàn tuyệt đối. Bên cạnh đó thì màng tự dính Pluvitec có giá thành hợp lý nên được nhiều người ưa chuộng.
4. Các biện pháp thi công màng chống thấm Bitum
4.1. Biện pháp thi công bằng khò nóng
Phương pháp thi công màng chống thấm bằng màng khò đang được sử dụng khá phổ biến với độ bền cao, chắc chắn và có thể thi công trên nhiều chất liệu khác nhau. Bên cạnh đó quá trình thi công lại đòi hỏi kỹ thuật cao hơn do sử dụng các thiết bị khò nóng chuyên dụng làm nóng chảy lớp keo của màng chống thấm.
Khi thực hiện các lưu ý quan trọng như việc các mép phải dán chồng lên nhau, thao tác nhanh chóng sau khi làm nóng màng và bề mặt để tạo được độ bám dính tốt nhất.
4.2. Biện pháp thi công dạng quét
Ngoài việc sử dụng màng chống thấm khò nóng thì thi công chống thấm dạng quét đối với chống thấm bitum dạng lỏng cũng được sử dụng phổ biến. Hầu hết các loại dạng lỏng đầu cần phải tiến hành pha chế với nước hoặc các chất chuyên dụng theo tỷ lệ nhất định của nhà sản xuất. Sau đó tiến hành dùng chổi quét hoặc phun lên bề mặt cần chống thấm.
Nội dung bài viết trên đây đã giới thiệu đến bạn Bitum chống thấm là gì cũng như các loại màng chống thấm được ưa chuộng nhất hiện nay. Hy vọng rằng những chia sẻ này trở nên hữu ích và cần thiết giúp bạn có thể lựa chọn được phương pháp và cách thức thi công phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế của mặt bằng cần thi công tại nhà.
Nguồn: Chống thấm Vinatek