[HƯỚNG DẪN] Chống thấm mái nhà bê tông đạt hiệu quả cao nhất

Cách chống thấm mái bê tông thì có rất nhiều. Nhưng không phải ai cũng biết cách chống thấm nào đạt hiệu quả tốt nhất. Hãy cùng Chống Thấm Vinatek tìm hiểu chi tiết về những biện pháp chống thấm cho mái bê tông tốt nhất qua nội dung bài viết dưới đây.

1. Tại sao cần chống thấm mái bê tông?

Chống thấm cho sàn mái bê tông là việc vô cùng cần thiết khi xây dựng các công trình ngày nay. Nguyên nhân là vì:

  • Thẩm mỹ công trình bị ảnh hưởng: Nếu sàn mái không được xử lý chống thấm sẽ làm cho trần nhà bị thấm dột, từ đó dẫn đến mỹ quan của ngôi nhà bị xấu đi.
  • Tuổi thọ công trình giảm: Tình trạng thấm dột nếu kéo dài lâu ngày còn tác động đến kết cấu của ngôi nhà và khiến cho tuổi thọ của công trình bị giảm đi.
  • Giữ gìn vệ sinh cho công trình: Trong những ngày trời mưa nhiều, mưa to, thấm dột còn tạo thành những giọt nước rơi xuống nhà, làm mất vệ sinh và ảnh hưởng đến sinh hoạt của các thành viên trong gia đình.
  • Ảnh hưởng sức khỏe của mọi người: Bên cạnh đó, tường nhà bị thấm dột còn dẫn đến xuất hiện nấm mốc loang lổ và làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người, đặc biệt là người già và trẻ nhỏ. Vì vậy thực hiện các cách chống thấm mái bê tông cũng là để đảm bảo sức khỏe cho mọi người.
  • Tốn nhiều chi phí: Thấm dột nếu để lâu ngày còn gây tốn kém chi phí tu sửa và gây ra nhiều khó khăn trong quá trình xử lý.
Sàn mái bê tông
Sàn mái bê tông

2. Vật liệu chống thấm mái bê tông

Khi xử lý chống thấm cho mái bê tông, việc quan trọng nhất là bạn phải lựa chọn được vật liệu chống thấm cho mái bê tông có chất lượng đảm bảo, có độ co giãn linh hoạt trước mọi tác động của thời tiết.

Một số vật liệu dùng để thi công chống thấm mái bê tông được sử dụng nhiều nhất hiện nay gồm có:

  • Chống thấm mái bê tông bằng sika: Đây là vật liệu chống thấm được đánh giá rất cao bởi có khả năng chống thấm tốt, độ bền cao và thi công dễ dàng. Các sản phẩm Sika nổi bật là: Sikalastic 590, Sikalastic 110, Sikaproof Membrane,…
  • Sơn chống thấm sàn mái: Sơn chống thấm sàn mái được lựa chọn rất nhiều bởi một số ưu điểm vượt trội như: khả năng chống thấm cao, tạo thẩm mỹ cho công trình. Một số loại sơn chống thấm sàn bê tông phổ biến hiện nay gồm có: Kova CT11A, Neoproof PU W, Maris Mariseal 250,…
  • Keo chống thấm mái bê tông: Loại vật liệu này có khả năng bám dính cực tốt và rất thích hợp sử dụng để xử lý các vết nứt trên trần mái nhà, mối hở của thanh sắt hoặc sàn gỗ,.. Hiện nay, loại keo được sử dụng phổ biến nhất là TX911.
  • Nhựa đường chống mái bê tông: Đây là loại vật liệu có khả năng bám dính tốt, chịu được áp lực của nước, an toàn khi sử dụng và đem lại hiệu quả cao.
  • Vật liệu chống thấm sàn mái bê tông Flinkote: Với loại vật liệu này, bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức khi thi công chống thấm.
  • Chống thấm cho mái bê tông bằng xi măng: Loại vật liệu này có giá thành rẻ, kỹ thuật thi công đơn giản, hiệu quả cũng tương đối cao.
Thi công chống thấm cho mái bê tông
Thi công chống thấm cho mái bê tông

3. Các cách chống thấm mái bê tông tốt nhất

3.1. Chống thấm cho mái bê tông bằng Sika

  • Bước 1: Chuẩn bị các dụng cụ máy móc và vật liệu chống thấm sàn mái.
  • Bước 2: Vệ sinh sạch sẽ bề mặt của mái bê tông, băm đục lớp vữa cũ trên nền và mài sạch các khe nứt.
  • Bước 3: Đổ sơn Sika và vữa vào các rãnh nứt đã đục trên sàn mái, sau đó phủ 1 lớp phụ gia chống thấm lên sàn. Tiếp đến, quét thêm  2 lớp hóa chất chống thấm lên sàn, mỗi lớp cách nhau 3 – 5 tiếng.

Đọc thêm: Chống thấm hố thang máy bằng sika – Hiệu quả chưa ai mách bạn

3.2. Chống thấm cho mái bê tông bằng keo chống thấm

  • Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ bề mặt thi công và làm phẳng bề mặt bê tông.
  • Bước 2: Quét lên bề mặt bê tông 1 lớp keo chống thấm nước.
  • Bước 3: Đây là cách mà cần kiên nhẫn. Hãy chờ khoảng 90 phút sau bắt đầu quét lớp keo chống thấm lần 2 vuông góc với lớp thứ nhất.
  • Bước 4: Sau khi lớp chống thấm đã khô hoàn toàn thì bắt đầu cán vữa.

XEM THÊM: Cách chống thấm tường ngoài trời #Chi tiết #Từ A-Z

3.3. Xử lý chống thấm sàn mái bê tông bằng nhựa đường

  • Bước 1: Vệ sinh bề mặt chống thấm, xử lý những vị trí gồ ghề và trám kín các vết nứt, khe hở bằng nhựa đường.
  • Bước 2: Quét 1 lớp lót Asphalt primer (ASTM 41) lên mặt sàn đã được vệ sinh sạch sẽ.
  • Bước 3: Đun sôi nhựa đường, pha thêm dầu DO để thẩm thấu vào bề mặt bê tông, gia tăng hiệu quả chống thấm.
  • Bước 4: Dùng con lăn để quét nhựa đường lên toàn bộ bề mặt sàn mái.

3.4. Cách chống thấm mái bê tông bằng màng bitum khò nóng

Dưới đây là chống thấm bằng màng khò đơn giản:

  • Bước 1: Quét một lớp sơn mỏng lót gốc bitum lên sàn mái để tăng độ bám dính cho tấm trải trước khi dán.
  • Bước 2: Sử dụng đèn khò gas, khò vào phần dưới màng cho đến khi thấy bề mặt bitum chảy mềm.
  • Bước 3: Dùng con lăn miết chặt màng lên phần bề mặt mái.
  • Bước 4: Cán vữa bảo vệ lên lớp màng bitum để bảo vệ màng.

Chống thấm cho sàn mái bị nứt

Trên đây là một số thông tin về vật liệu chống thấm sàn mái bê tông và một số cách chống thấm mái bê tông hiệu quả nhất hiện nay. Mong rằng với những thông tin trong bài viết của Chống thấm Vinatek, bạn sẽ lựa chọn được phương pháp chống thấm mái nhà bê tông bị nứt phù hợp và hiệu quả nhất cho công trình của mình.

5/5 - (7 bình chọn)
Bài viết liên quan
Contact Me on Zalo