Tầng hầm là vị trí đặt nền móng vững chắc cho toàn bộ công trình và nó phục vụ cho rất nhiều mục đích khác nhau như: làm hầm để xe, làm kho lưu trữ, kinh doanh,… Chính vì vậy, chống thấm tầng hầm nhà cao tầng là công việc vô cùng quan trọng khi thi công công trình xây dựng. Trong nội dung bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn một số phương pháp chống thấm cho tầng hầm nhà cao tầng phổ biến nhất hiện nay. Mời bạn theo dõi bài viết để biết thêm thông tin.
1. Tại sao cần chống thấm tầng hầm
Tầng hầm được hiểu đơn giản là một hoặc nhiều tầng của một tòa nhà hay một ngôi nhà được thiết kế bố trí xây dựng nằm hoàn toàn hoặc một phần dưới tầng trệt và nằm sâu trong lòng đất.
Tầng hầm nhà cao tầng thường được xây dựng để phục vụ cho một số mục đích chủ yếu sau đây:
- Làm nơi để xe hoặc gara ô tô.
- Làm nơi kinh doanh dịch vụ.
- Dùng để trữ hàng của các công ty, doanh nghiệp.
- Làm kho lưu trữ hàng hóa.
Với tầm quan trọng của tầng hầm như trên, việc chống thấm tầng hầm nhà cao tầng là vô cùng quan trọng và cần thiết bởi một số lý do như sau:
- Tầng hầm chính là vị trí nền móng cho cả một công trình nên nó phải chịu áp lực lớn nhất. Nếu không chú trọng chống thấm ngay từ đầu, tầng hầm sẽ rất dễ bị thấm dột và làm ảnh hưởng đến chất lượng, tuổi thọ của công trình.
- Do tầng hầm thường phải đào sâu nên rất dễ chạm đến các mạch nước ngầm và dẫn đến nguy cơ bị thấm ngược rất cao.
- Nếu không được chống thấm, tầng hầm bị thấm dột sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh, đồng thời làm hư hại đến hàng hóa đang được lưu trữ tại đó.
- Việc chống thấm tầng hầm nhà cao tầng còn giúp không gian tầng hầm luôn được khô ráo, sạch sẽ và đảm bảo yếu tố mỹ quan.
2. Nguyên nhân và hậu quả khi tầng hầm bị thấm dột
2.1. Nguyên nhân khi tầng hầm bị thấm dột
Thông thường, tầng hầm có thể bị thấm dột do một số nguyên nhân sau đây:
- Do quy trình chống thấm không đúng ngay từ đầu.
- Chất lượng bê tông kém.
- Hệ thống thoát nước và đất không phù hợp.
- Máng xối được lắp đặt không đúng cách và bảo trì kém.
- Do độ dốc mặt đất xung quanh nền móng sai, dẫn đến nước bị tích tụ xung quanh.
- Áp suất thủy tĩnh xảy ra có thể quá mạnh và gây ra các vết nứt.
- Vết nứt trên tường, sàn tầng hầm và xung quanh cửa sổ hoặc cửa ra vào tạo thành lối đi để nước có thể chảy qua.
- Do yếu tố thời tiết ở Việt Nam dễ gây ra tình trạng ẩm thấp, làm co giãn kết cấu vật liệu.
2.2. Hậu quả khi tầng hầm bị thấm dột
Nếu không chú trọng đến việc chống thấm tầng hầm nhà cao tầng, một số hậu quả sau đây có thể sẽ xảy ra:
- Làm cho tầng hầm bị ẩm mốc và tiềm ẩn nhiều vi khuẩn làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.
- Khiến cho công trình nhanh bị xuống cấp và làm ảnh hưởng đến kết cấu công trình.
- Khi tầng hầm bị thấm dột, nó cũng làm cho độ ẩm tại đây cao hơn và ảnh hưởng đến không khí xung quanh.
- Làm cho việc di chuyển bị khó khăn và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.
3. Các phương pháp chống thấm tầng hầm
Thấy rõ được tầm quan trọng của việc chống thấm tầng hầm nhà cao tầng, các chủ công trình hiện nay đều rất chú trọng đến khâu chống thấm cho tầng hầm. Dưới đây là một số phương pháp chống thấm tầng hầm được sử dụng nhiều nhất hiện nay:
3.1 Chống thấm tầng hầm đã có bề mặt thi công trước
Nếu tầng hầm đã được thi công xong, bạn có thể thực hiện chống thấm cho tầng hầm theo các bước như sau:
- Bước 1: Làm sạch bề mặt thi công.
- Bước 2: Loại bỏ các vết lồi lõm để làm phẳng bề mặt thi công.
- Bước 3: Sửa lại các vết nứt bằng vữa sửa chữa có phụ gia.
>>>XEM THÊM<<<
[CÁCH] Chống thấm lỗ thoát sàn NHANH&HIỆU QUẢ
3.2 Chống thấm tầng hầm bằng màng khò nóng
Với cách chống thấm tầng hầm này, bạn chỉ cần thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Quét lớp tạo dính
Tiến hành thi công bề mặt tầng hầm bằng lu sơn để tạo lớp dính lên bề mặt của tầng hầm.
Bước 2: Chọn màng chống thấm bitum
- Kiểm tra toàn bộ lớp màng và bề mặt dán hoặc khò cần úp xuống dưới.
- Đặt các cuộn màng vào vị trí cần chống thấm ở tầng hầm.
- Tiếp đến, sử dụng đèn khò nóng để dán lên bề mặt màng chống thấm của tầng hầm.
- Sau đó, bạn cuộn ngược màng chống thấm, chú ý để thay đổi vị trí hướng chống thấm.
- Làm chảy lớp tạo dính đã quét lên bề mặt tầng hầm bằng đèn khò gas.
- Dùng ngọn lửa và lướt qua lại để lớp màng chống thấm dính vào bề mặt lớp tạo dính.
- Ép và miết phần màng chống thấm xuống bề mặt tầng hầm thật chặt.
3.3 Chống thấm tầng hầm bằng màng tự dính
Đây là một trong những phương pháp chống thấm cho tầng hầm rất phổ biến hiện nay. Với cách này, bạn có thể thực hiện theo các bước như sau:
- Bước 1: Trải màng chống thấm rồi dán lên toàn bộ bề mặt cần thi công.
- Bước 2: Trát thêm một lớp bê tông dày từ 3 – 4cm lên bề mặt chống thấm xong khi đã dán xong để giúp bảo vệ bề mặt chống thấm và làm tăng tuổi thọ của công trình.
3.4 Chống thấm tầng hầm bằng sơn chống thấm hoặc các sản phẩm dạng quét
Đối với phương pháp chống thấm cho tầng hầm này, thứ tự thực hiện các bước như sau:
Bước 1: Thực hiện việc bo góc chân tầng hầm và bão hòa nước
- Sử dụng sika latex/sika latex TH + xi măng cát vàng để bo góc chân tầng hầm.
- Sau đó, quét một lớp mỏng chấm thấm dưới lưới thủy tinh và bo góc với bề mặt rộng từ 10 – 15cm.
Bước 2: Chọn vật liệu chống thấm
- Bạn có thể chọn vật liệu chống thấm tùy vào nhu cầu sử dụng của mình, phổ biến nhất hiện nay là sơn chống thấm.
- Khi quét lớp chống thấm, cần đảm bảo các lớp chống thấm vuông góc và quét theo một chiều từ trên xuống dưới.
- Lớp chống thấm có độ dày trung bình là 1mm/lớp.
3.5 Chống thấm tầng hầm bằng hóa chất chống thấm
Nếu sử dụng hóa chất chống thấm để chống thấm cho tầng hầm, bạn thực hiện theo quy trình sau đây:
- Bước 1: Làm ẩm bề mặt cần chống thấm trước khi thi công.
- Bước 2: Quét hóa chất lên bề mặt đã được xử lý.
- Bước 3: Nên quét mỗi lớp hóa chất cách nhau từ 2 – 4 giờ và quét lớp thứ 2 vuông góc với lớp thứ nhất.
3.6 Chống thấm tầng hầm bằng phương pháp chống thấm ngược
Trong trường hợp khe tiếp giáp giữa 2 nhà không được xử lý chống thấm hoặc có các bể ngầm chứa nước có nguy cơ thấm qua thành bể và xuống tầng hầm, bạn có thể chọn chống thấm tầng hòa nhà cao tầng bằng phương pháp chống thấm ngược. Cách thực hiện như sau:
- Bước 1: Làm sạch bề mặt.
- Bước 2: Tạo độ ẩm cho bề mặt trước khi thi công.
- Bước 3: Sử dụng các vật liệu thích hợp như màng khò nóng hoặc vật liệu chống thấm dạng quét, phun,…
- Bước 4: Nghiệm thu công trình và kiểm tra khả năng chống thấm trước khi bàn giao.
Trên đây là một số phương pháp chống thấm tầng hầm nhà cao tầng mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ giúp bạn lựa chọn được phương pháp chống thấm phù hợp nhất với công trình của mình.
Nguồn: https://chongthamvinatek.com.vn/