Nguyên nhân và cách chống thấm chân tường hiệu quả

Vào các ngày trời mưa to, kéo dài không ít nhà gặp phải tình trạng chân tường bị thấm nước. Nếu để tình trạng này kéo dài chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc nhà làm giảm tuổi thọ. Vậy nên xử lý như thế nào? Dưới đây là gợi ý các cách chống thấm chân tường đơn giản mà mang lại hiệu quả cao.

1. Hậu quả nặng nề từ thấm chân tường

Chân tường là một vị trí rất dễ bị thấm nước, đặc biệt với những nhà nằm ở địa hình trũng, thấp. Không chỉ tường mà chân tường bị thấm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cấu trúc nhà ở và gây ra các hậu quả như:

  • Mất tính thẩm mỹ của ngôi nhà bởi khi bị thấm nước tạo ra những vệt loang lổ ở chân tường, nếu để lâu chúng sẽ có hiện tượng nấm mốc, mọc rêu.
  • Làm bong tróc lớp sơn trên tường.
  • Gây ảnh hưởng trực tiếp đến các đồ vật như tủ, kệ, bàn ghế đặt sát tường gây ẩm, mục dễ hư hỏng.
  • Hỏng cấu trúc tường có thể làm bong lớp vữa trát khiến tường xuống cấp ảnh đến tuổi thọ của nhà.
Hậu quả nặng nề từ thấm chân tường
Hậu quả nặng nề từ thấm chân tường

2. Nguyên nhân khiến cho chân tường nhà bị thấm?

2.1. Do sử dụng không đủ vữa xi măng khi xây

Một trong những nguyên nhân gây thấm chân tường là kỹ thuật trộn hồ vữa lúc thi công xây dựng trát nhà. Bởi thực tế xi măng là một vật liệu có tính thấm nước, khi trời mưa tường sẽ ngấm nước, nước theo các mạch vữa và làm chân tường bị thấm nước. Đặc biệt với những ngôi ở ở địa hình trũng, thấp, gần nguồn nước như ao hồ sông ngòi.

2.2. Không có biện pháp chống thấm ngay từ đầu

Nhiều gia đình khi xây dựng nhà ở đã chủ quan ngay từ đầu không thực hiện các biện pháp chống thấm chân tường. Trong những ngày nắng hoặc mưa nhỏ có thể không thấy có hiện tượng thấm nhưng chỉ cần mưa lớn hoặc mưa dài ngày chắc chắn sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng.

2.3. Phương pháp chống thấm chân tường kiểu truyền thống

Trên thực tế có rất nhiều gia đình khi xây dựng đã thực hiện các phương pháp chống thấm nhưng không mang lại hiệu quả. Nguyên nhân là do sử dụng các phương pháp chưa đúng và không phù hợp, là các kiểu chống thấm truyền thống không còn hiệu quả.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng chân tường bị thấm, nhưng nếu biết cách xử lý có thể khắc phục một cách dễ dàng.

3. Phương pháp chống thấm tường nhà chuyên nghiệp hiệu quả triệt để

3.1. Chống thấm tường nhà mới xây

Khi xây dựng nhà nhất định phải thực hiện các phương pháp chống thấm tường và chân tường bởi với đặc điểm thời tiết, khí hậu nước ta sẽ có những đợt mưa dài và mưa lớn nên hiện tượng thấm tường là rất khó tránh. Do đó khi xây tường nhà mới cần thực hiện biện pháp chống thấm như sử dụng sơn chống thấm, hoặc trộn hồ vữa có chất chống thấm như sika, kova,.. Trong trường hợp tường ngoài không thể xử lý do không gian hẹp có thể tiến hành chống thấm với tường trong nhà.

3.2. Chống thấm tường nhà cũ

Đối với nhà đã xây lâu có hiện tượng thấm dột thì cần phải xử lý một cách khéo léo để khắc phục tình trạng này tốt nhất. Thông thường người ta sử dụng các loại keo chuyên dụng chống thấm để vít lại các phần tường bị hở mạch vữa. Ngoài ra có thể xử lý phần tường cũ và dùng sơn chống thấm để sơn phủ bên ngoài.

3.3. Chống thấm chân tường nhà

Chống thấm chân tường có rất nhiều cách sử dụng các nguyên liệu và phương pháp khác nhau cụ thể như:

  • Chống thấm chân tường bằng Water Seal DPC

 Water Seal DPC là một loại dung dịch chống thấm được sử dụng rất nhiều trong các công trình dân dụng. Cách thực hiện phải do những người thợ có kinh nghiệm và đục phần chân tường khoảng 30 – 40cm, sau đó bơm dung dịch vào cách mạch vữa chúng có khả năng lấp đầy các lỗ li ti. Bên cạnh đó cũng cần lưu ý giá nguyên liệu này sẽ đắt hơn nhưng hiệu quả mang lại cao hơn.

  • Chống thấm Water Seal DPC và bột Fosroc TGP không đục tường

Bạn chỉ cần làm sạch bề mặt tường cần chống thấm sau đó tiến hành trộn 2 nguyên liệu theo tỉ lệ 1:3 và trám lên phần chân tường cần chống thấm.

3.4. Chống thấm khe tiếp giáp nhà liền kề

  • Chống thấm khe tiếp giáp nhà liền kề bằng tôn lá: Đây là cách được nhiều người lựa chọn bởi chúng tiết kiệm chi phí, dễ thi công và nhanh chóng. Cách này nên sử dụng các loại tôn dày đặt lên phần khe giữa 2 ngôi nhà và dùng keo silicon để cố định lại.
  • Chống thấm ngược là cách chống thấm từ tường trong nhà thay vì tường liền kề do diện tích và khoảng trống hẹp khó thi công. Thông thường người ta lựa chọn các loại sơn chống thấm hoặc các chất phụ gia để trộn vào hồ vữa khi trát tường.

3.5. Chống thấm tường nhà bằng xi măng kết hợp phụ gia chống thấm

Đối với các nhà ở xây mới nên thực hiện chống thấm bằng việc kết hợp trộn phụ gia chống thấm với xi măng khi trát tường. Có thể sử dụng sika hoặc Kova pha trộn theo tỷ lệ nhất định có khả năng chống thấm hoàn hảo 100%.

==> XEM THÊM

3.6. Chống thấm tường nhà từ bên trong

Chống thấm nhà từ bên trong có thể xử lý với nhà đã xây dựng 1 thời gian và xuất hiện tình trạng thấm dột. Nguyên liệu sử dụng để chống thấm thường được sử dụng là Sikatop seal 107 mang lại hiệu quả cao.

3.7. Chống thấm tường nhà ngoài trời

Với các tường ngoài trời cần được chống thấm một cách kỹ lưỡng hơn bởi chúng chịu tác động trực tiếp từ nước mưa, nguy cơ thấm cao nhất. Có thể sử dụng các phương pháp chống thấm giống như chống thấm tường, chân tường trong nhà để có thể bảo vệ tốt nhất cho ngôi nhà cũng như công trình ngoài trời.

Phương pháp chống thấm tường nhà
Phương pháp chống thấm tường nhà

Nội dung bài viết trên đây đã chia sẻ và hướng dẫn cách chống thấm chân tường đơn giản và hiệu quả nhất. Mong rằng bạn sẽ sớm lựa chọn được phương pháp chống thấm phù hợp với nhu cầu, điều kiện cũng như thực tế mặt tường để đảm bảo chống thấm được tốt nhất và hiệu quả nhất.

Nguồn: Chống thấm Vinatek

5/5 - (4 bình chọn)
Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo